Blog của người dám nói điều người khác NGẠI nói

Trang tin tổng hợp và cập nhật về lĩnh vực của Việt Nam: Xã hội, Giáo Dục, Giới Tính, Sức Khỏe, Gia Đình, Tình Yêu, Vấn Nạn...

  60-70% các ca phá thai là sinh viên và học sinh Vấn nạn nạo phá thai ngày càng gia tăng tại Việt Nam (PLVN) - Hiện nay có một thực trạng l...

 

60-70% các ca phá thai là sinh viên và học sinh


Vấn nạn nạo phá thai ngày càng gia tăng tại Việt Nam
Vấn nạn nạo phá thai ngày càng gia tăng tại Việt Nam
(PLVN) - Hiện nay có một thực trạng là một số bộ phận giới trẻ chạy theo lối sống “buông thả”. Cuộc sống sinh viên xa gia đình, nhiều bạn trẻ có suy nghĩ thoáng trong tình yêu và tình dục. Cùng với đó, do thiếu kỹ năng sống, giáo dục giới tính bừa bãi đã gây hậu quả nghiêm trọng.

Vấn nạn nạo phá thai ở giới trẻ đáng báo động

Một vấn đề đáng lo ngại là giới trẻ đang có xu hướng quan hệ tình dục (QHTD) ngày càng sớm. Các kết quả khảo sát cho thấy, nếu năm 2010, QHTD lần đầu ở nam giới là 20, nữ là 19,4 thì chỉ sau 5 năm, độ tuổi này đã giảm còn 18,2 ở nam và 18 ở nữ: Tình dục trước hôn nhân trong nam/nữ chưa lập gia đình ở nhóm tuổi 14 đến 17 là 42% ở nam và 37% ở nữ, con số tương ứng ở nhóm tuổi 22 đến 25 là 57% ở nam, 52% ở nữ. Tỷ lệ nữ giới có QHTD trước hôn nhân tăng từ 74% lên 77%.

Giới trẻ QHTD quá sớm nhưng thiếu kiến thức cần thiết về giới tính, tình dục cũng như về an toàn sức khỏe sinh sản là nguyên nhân dẫn tới hậu quả là tình trạng nạo phá thai gia tăng, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, tình trạng vô sinh... cũng tăng cao.

Trong một cuộc khảo sát năm 2016 cho thấy cả nước có 265.536 ca nạo phá thai thì đến năm 2017, con số này là gần 300.000 ca, đưa Việt Nam trở thành một trong năm quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và là quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên cao nhất khu vực Đông Nam Á. Chỉ riêng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 đến 50 ca nạo phá thai, một năm khoảng 5.000 ca, trong đó số ca tuổi vị thành niên chiếm 18 đến 20%. Các bác sĩ tại đây cho biết, có học sinh mới 14 - 15 tuổi đã nạo phá thai hai lần.

Khá nhiều trường hợp có thai mà không biết, khi phát hiện ra thì thai đã quá to. Cá biệt có trường hợp bệnh nhân buộc xử lý dẫn tới vô sinh vì nhiều lần nạo phá thai ở các phòng khám tư. Còn tại TP Hồ Chí Minh, tình trạng nạo phá thai cũng đã ở mức báo động. Với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm tại đây có khoảng hơn 100.000 ca sinh, nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương.

Thực trạng nêu trên là hồi chuông báo động về xu hướng sống lệch chuẩn, sa sút đạo đức ở một bộ phận giới trẻ. Vậy nguyên nhân từ đâu? Giống như nhiều nước châu Á khác, ở nước ta có giai đoạn các vấn đề về giới tính, tình dục vẫn được xem là đề tài nhạy cảm gần như là một đề tài bị cấm kị trong đời sống xã hội. Nhiều phụ huynh vẫn có tâm lý né tránh khi nói chuyện với con về các vấn đề giới tính, tình dục.

Trong khi đó, sách vở về đề tài này, nhất là tài liệu và phim ảnh trên mạng khá phổ biến. Bản chất của trẻ là tò mò, nên thường lẳng lặng tự tìm hiểu theo cách của mình, mà thiếu sự dẫn dắt bởi nhận thức, quan niệm đúng đắn từ người có kinh nghiệm sống, dẫn tới hành vi tiêu cực, mất kiểm soát.

Vấn nạn nạo phá thai từ lối sống buông thả ảnh 1
Giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống “buông thả” 

Những bà mẹ nhẫn tâm buông bỏ “giọt máu đào”

Tháng 10/2018, dư luận cả nước vô cùng bàng hoàng, đau xót và phẫn nộ trước vụ việc một cô gái sinh viên tự sinh con rồi ném qua ô cửa thông gió nhà vệ sinh, xảy ra tại chung cư HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Theo điều tra, người ném con mới sinh từ tầng 31 chung cư xuống đất là một sinh viên năm cuối tại một trường đại học ở Hà Nội, quê Quảng Bình. Mặc dù còn đang đi học nhưng cô đã yêu và mang thai. Sau khi chia tay người yêu, với cái thai trong bụng, cô tiếp tục cặp bồ với 2 nam thanh niên nữa. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, cô vừa “yêu” người mới được một tuần.

Hành vi phi nhân tính của người mẹ trẻ cũng như quan hệ phức tạp trong tình yêu của người này đã khiến cho người ta phải phẫn nộ, bất bình trước một lối sống phóng túng, vô trách nhiệm. Đáng lo ngại là lối sống vô trách nhiệm, ích kỷ, xuống cấp về đạo đức như vậy lại đang có chiều hướng nảy nở, tồn tại ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Vụ việc các bạn nữ sinh viên sinh con ra rồi vứt bỏ như vụ việc trên đây không phải xảy ra lần đầu tiên. Vào tháng 3/2015, cộng đồng mạng cũng đã một phen “dậy sóng” về câu chuyện cô nữ sinh của một trường cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, khi đang thực tập tại một bệnh viện thì bất ngờ chuyển dạ. Cô gái này đã chạy lên nhà vệ sinh ở tầng 3 để sinh, sau đó nhẫn tâm vứt đi đứa con sơ sinh còn nguyên dây rốn.

QHTD khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, có thai ngoài ý muốn, tự sinh con rồi vứt bỏ không chỉ nói lên lối sống buông thả, dễ dãi mà còn cho thấy sự băng hoại đạo đức đáng lên án. 

GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Phó Chủ tịch hội Sản phụ Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ - nhiều năm gắn bó với công việc chăm sóc sức khỏe sinh sản đã chia sẻ: “Tôi cứ ám ảnh câu chuyện của một cô gái 18 tuổi mà chính tay tôi tiếp nhận thời còn làm việc ở Bệnh viện Từ Dũ”.

GS Ngọc Phượng kể lại, cô gái ở Hóc Môn, có người yêu và có thai ngoài ý muốn. Sợ cha mẹ biết, cô gái đến một cơ sở phá thai chui và không may xảy ra tai biến. Người phụ nữ phá thai cho cô bé đã đưa cô vào Bệnh viện Từ Dũ bằng xích lô rồi bỏ trốn. Mặc dù đã cố gắng nhưng các bác sĩ không cứu được cô gái nữa. Tối hôm đó, người yêu của cô gái tới bệnh viện nhận xác cô. Cậu thanh niên còn rất trẻ, gương mặt hối lỗi và đầy ám ảnh.

GS Ngọc Phượng cũng kể về những nữ công nhân đến bệnh viện khám trong tình trạng nịt bụng chặt cứng dù đang mang thai. Các cô giấu chuyện mình mang thai khi chưa có chồng nên đã phải nịt bụng chặt cứng rồi đến Cty đi làm bình thường. Không ít cô gái tới ngày sinh đã vào nhà vệ sinh để “vượt cạn một mình” rồi vứt con vào thùng rác. Đó là lý do các Cty thỉnh thoảng lại phát hiện xác trẻ em sơ sinh.

Có thể nói lối sống buông thả của một bộ phận giới trẻ đã để lại những hậu quả rất đáng tiếc. QHTD khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, có thai ngoài ý muốn, tự sinh con rồi vứt bỏ không chỉ nói lên lối sống buông thả, dễ dãi mà còn cho thấy sự băng hoại đạo đức đáng lên án. Chuyện “sống thử” với sinh viên bây giờ không hiếm. Giới trẻ không biết rằng, những hành vi có phần “vô tư” có thể gây nên những hậu quả cực kỳ nặng nề, ảnh hưởng đến tâm, sinh lý và tương lai của chính mình, khiến cho người thân vô cùng đau khổ.

Vấn nạn nạo phá thai từ lối sống buông thả ảnh 2
Cuộc sống sinh viên xa gia đình, nhiều bạn trẻ có suy nghĩ “sống thử” 

Có những nữ sinh tâm sự với nhau rằng, ngay trong lớp đang học phải có đến cả chục nữ sinh thường xuyên sống thử với bạn trai. Cánh nam sinh cũng không hề giấu các bạn cùng lớp, thường lên lớp kể về cuộc sống chung với bạn gái. Họ kể từ chuyện về phòng được “phục vụ” như một người chồng thế nào, cho đến những chuyện cãi vã, đụng tay, đụng chân đánh nhau vì những mâu thuẫn trong sinh hoạt ra sao. Thậm chí có nam sinh còn khoe mỗi tháng sống thử với bạn gái. “Bây giờ nhiều bạn sinh viên sống thoáng lắm”.

Tình trạng sinh viên QHTD khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, có thai ngoài ý muốn, tự sinh con rồi vứt bỏ hiện không còn là chuyện hãn hữu. Đặc biệt chuyện “sống thử” của học sinh, sinh viên hiện nay dường như đang lan tràn một cách đáng lo ngại.

Với thực trạng trên cần có những buổi giáo dục giới tính từ trong gia đình, nhà trường, xã hội hay những buổi chính khóa tập huấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên do các chuyên gia có kinh nghiệm chia sẻ đến học sinh, sinh viên.

 ĐÂY LÀ CHÍNH CÂU CHUYỆN CÓ THẬT ĐƯỢC KỂ LẠI TRONG HÀNH TRÌNH CHÚNG TÔI ĐI TÌM KIẾM NHỮNG HOÀN CẢNH KHÔNG AI DÁM ĐỐI MẶT N.H.N (20 tuổi) là...

 ĐÂY LÀ CHÍNH CÂU CHUYỆN CÓ THẬT ĐƯỢC KỂ LẠI TRONG HÀNH TRÌNH CHÚNG TÔI ĐI TÌM KIẾM NHỮNG HOÀN CẢNH KHÔNG AI DÁM ĐỐI MẶT

  • N.H.N (20 tuổi) là một bạn nữ xinh đẹp và giỏi giang nhất mà nhóm chúng em có cơ hội được biết đến. Bạn học chung với chúng em học kỳ 2 tại trường FPT.

  •  N ngoan lắm, rất được thầy cô yêu thương vì tính cách dễ gần và sự chăm chỉ trong từng môn học. Bạn luôn đạt sinh viên Giỏi, đặc biệt luôn giúp chúng em trả lời những câu hỏi khó.

  • Nhưng ít ai biết rằng, bạn từng lầm lỡ trong chuyện tình yêu. Bạn chia sẻ: “N quen một bạn nam được 2 tháng, vì là tình đầu và không có nhiều kiến thức trong chuyện yêu đương nên N bị bạn nam dụ dỗ, sau chuyện đó thì N có thai nhưng bạn nam ấy chối bỏ và chia tay. Sau 3 tháng mang thai N bị tai nạn và sảy thai”. Bạn bị hàng xóm, bạn bè bàn tán, khiến bạn ấy bị ám ảnh, suy sụp và trầm cảm một thời gian

  • hời gian dà
  • Sau 1 năm, nhờ sự an ủi của mẹ và vì chính bản thân mình, N đã vực dậy. N hiểu được cần can đảm đối mặt với cuộc sống, có trách nhiệm với tương lai, với con đường phía trước của mình. N tiếp tục hoàn thành việc học, học giỏi và yêu bản thân, dần được nhiều người đồng cảm và yêu mến hơn.



  Giới trẻ thích "sống thử" Nhiều bạn trẻ cho rằng "sống thử" giúp hiểu nhau và mang lại cảm giác thăng hoa của tình yêu...

 Giới trẻ thích "sống thử"


Nhiều bạn trẻ cho rằng "sống thử" giúp hiểu nhau và mang lại cảm giác thăng hoa của tình yêu. Tuy nhiên, với nhiều người đó lại là việc làm mạo hiểm.

Giới trẻ thích "sống thử"

Cùng với sự phát triển của xã hội, tư tưởng của nhiều bạn trẻ cũng "thoáng" và cởi mở hơn khi đề cập tới vấn đề sống thử.

Yêu nhau, nhiều cặp đôi đã lựa chọn sống thử để có thể được gần gũi, cùng nhau chia sẻ những buồn vui của cuộc đời.

Với cái nhìn cởi mở, Vân Nhung và Nhật Hà (29 tuổi - 30 tuổi, sống tại Hà Nội) chia sẻ, sống chung với "người bạn đặc biệt" của mình thì mới có nhiều thời gian để thể thấu hiểu, đồng cảm với nhau.

"Ban đầu mục đích chính của việc sống chung là để có thêm thời gian bên nhau, hai chúng mình đều cảm thấy việc gặp nhau mỗi buổi tối ngoài giờ hay hẹn hò cuối tuần là không đủ. Bên cạnh đó việc sống chung còn để chia sẻ chi phí sinh hoạt khi vừa ra trường chưa ổn định tài chính, hỗ trợ người còn lại trong cuộc sống và công việc”, Nhung nói.

Nhiều bạn trẻ cho rằng "sống thử" giúp hiểu nhau và mang lại cảm giác thăng hoa của tình yêu. Tuy nhiên, với nhiều người đó lại là việc làm mạo hiểm.

Giới trẻ thích "sống thử"

Cùng với sự phát triển của xã hội, tư tưởng của nhiều bạn trẻ cũng "thoáng" và cởi mở hơn khi đề cập tới vấn đề sống thử.

Yêu nhau, nhiều cặp đôi đã lựa chọn sống thử để có thể được gần gũi, cùng nhau chia sẻ những buồn vui của cuộc đời.

Với cái nhìn cởi mở, Vân Nhung và Nhật Hà (29 tuổi - 30 tuổi, sống tại Hà Nội) chia sẻ, sống chung với "người bạn đặc biệt" của mình thì mới có nhiều thời gian để thể thấu hiểu, đồng cảm với nhau.

"Ban đầu mục đích chính của việc sống chung là để có thêm thời gian bên nhau, hai chúng mình đều cảm thấy việc gặp nhau mỗi buổi tối ngoài giờ hay hẹn hò cuối tuần là không đủ. Bên cạnh đó việc sống chung còn để chia sẻ chi phí sinh hoạt khi vừa ra trường chưa ổn định tài chính, hỗ trợ người còn lại trong cuộc sống và công việc”, Nhung nói.

Sống thử trước hôn nhân: Phép thử hay là sự mạo hiểm?-1 Vân Nhung và Nhật Hà lựa chọn "sống thử" để có thêm nhiều thời gian bên nhau

Ngoài ra nhiều bạn trẻ cũng cho rằng sống thử là một cơ hội để trải nghiệm quá trình chung sống dưới một mái nhà trước khi ký vào tờ... đăng ký kết hôn.

Với suy nghĩ đó, Văn Tiến và Hà Yến (sống tại Thanh Hóa) cũng đã quyết định sống thử với nhau 5 năm trước khi kết hôn.

Tiến nói: “Sau một thời gian yêu nhau và xác định sau này sẽ cưới nhau, tụi mình quyết định chung sống như một cách thử nghiệm cho cuộc sống hôn nhân".

Sống thử trước hôn nhân: Phép thử hay là sự mạo hiểm?-2
Sau thời gian dài tìm hiểu, Văn Tiến và Hà Yến đã về chung một mái nhà

"Sống thử": Lợi và hại

Khi chọn sống thử, các cặp đôi sẽ được bên nhau mỗi ngày, được làm mọi thứ cùng nhau và trải nghiệm những bài học của một cuộc hôn nhân.

Văn Tiến cho biết quan điểm của anh về sống thử giống như “mô phỏng của cuộc sống hôn nhân sau này”. Anh cũng thừa nhận, cuộc sống hôn nhân thực sự sẽ có những vấn đề khác, nhưng việc sống thử đã giúp anh và Hà Yến hiểu nhau hơn và không bỡ ngỡ sau khi cưới.

“Việc sống chung này giúp anh chị tiết kiệm hơn bởi thay vì thuê hai phòng trọ thì anh chị chỉ cần thuê một phòng thôi. Như vậy đỡ được gánh nặng kinh tế kha khá”, Tiến chia sẻ.

Còn theo Vân Nhung, việc sống thử trước hôn nhân mang lại cho cô nhiều lợi ích.

“Quá trình này cho mình cơ hội hiểu rõ hơn về đối phương trước khi đưa ra quyết định kết hôn. Nó cũng tương tự việc trải nghiệm thời gian 'vợ chồng son' mà không bị vướng bận vấn đề con cái, trách nhiệm dâu con như các cô gái đã kết hôn”, Vân Nhung cho hay.

Cô gái trẻ còn cho biết thêm, việc sống chung với người yêu tạo điều kiện cho cô thoải mái chia sẻ những vấn đề cá nhân như áp lực công việc và sức khỏe với Nhật Hà. Nhờ có người đồng hành hỗ trợ mà tâm trạng cô thoải mái hơn.

Có điều, không phải những khó khăn nào trong sinh hoạt cũng có thể khắc phục. Kể về cuộc sống thường ngày, Văn Tiến cho biết bạn đi làm lái xe vào ban ngày, còn Hà Yến là công nhân nên sẽ thay ca theo tuần, có tuần thì làm đêm, tuần khác lại làm ngày. Vì công việc quá bận rộn, hai người ít có thời gian gặp nhau.

“Để khắc phục khá là khó, nên là chúng mình cũng chỉ biết thông cảm cho nhau và nhắc nhở nhau ăn uống điều độ", Văn Tiến nói.

Sống thử trước hôn nhân: Phép thử hay là sự mạo hiểm?-3
Nhiều cặp đôi lựa chọn "sống thử" để tận hưởng cảm giác thăng hoa của tình yêu

Bí quyết "sống thử" lành mạnh

Sống thử trước hôn nhân luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là đối với các thế hệ trước. Không ít người quan niệm việc sống thử là hành vi trái đạo đức và gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Quan điểm dựa trên việc sống thử có thể dẫn tới mang thai ngoài ý muốn hoặc các mâu thuẫn xô xát.

Tuy nhiên, nhiều cặp đôi lại cho rằng nhờ sống thử trước hôn nhân mà họ có cho mình những bí quyết riêng khi xử lý những vấn đề như sự khác biệt trong sinh hoạt, phân chia kinh tế hay đời sống tình dục để đảm bảo một mối quan hệ lành mạnh.

Vân Nhung cho biết trong quá trình sống chung với Nhật Hà, hai người bộc lộ nhiều điểm khác biệt.

“Mình và người yêu tương đối trái ngược về thói quen, lối sống, tư tưởng, do chúng mình đến từ hai vùng miền cách xa nhau, chịu ảnh hưởng giáo dục từ hai gia đình tương đối khác biệt.

Cả hai cùng thống nhất sẽ tôn trọng và không yêu cầu thay đổi bất cứ điều gì khi sống chung, tập cân bằng với những khác biệt của người yêu, hoặc bản thân chủ động dung hòa để tự phù hợp với môi trường sống mới”, Nhung chia sẻ câu chuyện bản thân.

Về vấn đề quan hệ tình dục, nhiều cặp đôi đều đồng quan điểm cần phải phòng tránh thai trong thời gian sống thử.

V.T chia sẻ: "Vì mình còn đang học đại học nên việc có thai ở thời điểm hiện tại là điều mà mình tuyệt đối không muốn. Mình và người yêu đều cảm thấy cả hai chưa sẵn sàng để chăm sóc cho một đứa trẻ. Vì thế, chúng mình luôn sử dụng biện pháp an toàn".

Sống thử trước hôn nhân: Phép thử hay là sự mạo hiểm?-4
"Sống thử" đòi hỏi cả hai phải biết đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu

Thạc sĩ Tâm lý học - Bùi Thu Hương cho biết: “Chúng ta không nên dùng từ “sống thử” mà nên dùng “sống thật” trước hôn nhân. Bởi vì hai người khi có sự cam kết và chung sống với nhau thì họ đã sống với nhau như vợ chồng rồi, chỉ khác việc sống trước hôn nhân chúng ta chưa có giấy tờ đăng ký kết hôn, chưa có xác thực về pháp lý hay chưa công khai thôi".

“Việc sống thật ngày càng phổ biến trong xã hội chính là biểu hiện từ sự thay đổi về nhân sinh quan của các bạn trẻ về văn hóa của tình yêu, văn hóa của hôn nhân gia đình”, Thạc sĩ Bùi Thu Hương giải thích.

Khía cạnh tiêu cực của việc “sống thật” phụ thuộc vào thái độ của người trong cuộc và thái độ của người xung quanh đánh giá về nó. Nếu người bước vào cuộc “sống thật” với tâm thế chủ động, có kiến thức cũng như có thể chịu trách nhiệm về nó thì dù kết quả của quá trình “sống thật” là đến hôn nhân hay chia tay, đó vẫn là bài học kinh nghiệm dành cho cả hai phía.

Còn nếu người “sống thật” không có đủ kiến thức, trách nhiệm, chỉ làm theo trào lưu hay bị đối phương cả nể, thì kết cục sẽ không tốt cho cả hai người.

“Trước khi bước vào cuộc “sống thật”, theo tôi dù là nam hay nữ cũng cần nên trang bị hiểu biết về vấn đề chung sống với một người đàn ông hay một người phụ nữ nào đó để có thể tự chịu trách nhiệm. Đồng thời, phải trang bị các kỹ năng và kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng như kiến thức về cách giải quyết vấn đề này", Thạc sĩ Thu Hương tư vấn.

Xã hội hiện đại với nhiều quan điểm cởi mở, tuy nhiên việc sống thử trước hôn nhân vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, câu chuyện của Văn Tiến và Hà Yến hay Vân Nhung và Nhật Hà cho thấy việc sống thử có thể là cách để các cặp đôi hiểu rõ hơn về nhau, từ đó cùng xây dựng một mối quan hệ vững chắc.

Dù vậy, việc quyết định sống chung hay không nên được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những rắc rối không đáng có.

Sống thử trước hôn nhân: Phép thử hay là sự mạo hiểm?-5Yêu

Theo Gia đình Việt Nam


  Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội năm 2015 "...

 

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội năm 2015


"Chuyện ấy" trước hôn nhân

"Hạnh phúc đến từ tình yêu, nhưng trục trặc trong tình dục cũng là vấn đề nghiêm trọng và có thể gây đổ vỡ cuộc sống gia đình. Nhiều người ngoại tình cũng có phần lý do vì không được thỏa mãn trong chuyện ấy. Vậy quan hệ trước hôn nhân để thử có phải tốt không?", thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân -Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM - đặt câu hỏi với các bạn sinh viên.

Bạn Nguyễn Ngọc Bảo Lâm, sinh viên năm nhất, khẳng định rằng mình sẽ thử quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nam sinh này cho hay, việc "ăn cơm trước kẻng" cũng có nhiều cái lợi.

"Hôn nhân chẳng qua chỉ là sự hợp thức hóa mối quan hệ của hai người trước pháp luật. Do đó, trước hay sau hôn nhân không có gì quan trọng, miễn là hai người đồng thuận, hòa hợp với nhau", Bảo Lâm nói.

Sinh viên tranh cãi về việc "ăn cơm trước kẻng". Ảnh: M.N.
quan he tinh duc anh 1
Sinh viên tranh cãi về việc "ăn cơm trước kẻng". Ảnh: M.N.

Mang thai có thể tiếp tục đi học không?

Tại tọa đàm, một bạn nữ giấu tên đặt câu hỏi: “Mình là sinh viên năm thứ hai, đang mang thai 4 tháng. Mình có ý định xin nhà trường bảo lưu một năm, nhưng bây giờ đã sắp kết thúc học kỳ, xin bảo lưu được không? Nếu không thì đi học, mọi người có khó chịu và kỳ thị mình không?”.

Ông Nguyễn Thành An - Phó giám đốc Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên ĐH Luật TP.HCM - nói ông đã hỗ trợ ba bạn nữ hoàn thành chương trình học sau khi sinh con. Trong đó, một trường hợp năm cuối đã kết hôn vẫn theo đuổi học tập. Chẳng những không bị kỳ thị, bạn ấy được các bạn nữ hỗ trợ vì là trường hợp đặc biệt trong lớp.  

Với trường hợp này, thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân khuyên nữ sinh nên thông báo với gia đình để họ hiểu rõ câu chuyện. Nếu gia đình có thể chia sẻ, chấp nhận, bạn sẽ đỡ vất vả hơn. Bạn bè trong lớp cũng nên tạo điều kiện cho bạn mình.

Thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân khuyên các bạn sinh viên chỉ quan hệ tình dục khi có kiến thức về sinh sản và biết tự bảo về mình. Ảnh: M.N.
quan he tinh duc anh 2
Thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân khuyên các bạn sinh viên chỉ quan hệ tình dục khi có kiến thức về sinh sản và biết tự bảo về mình. Ảnh: M.N.

Quan hệ tình dục không phải phương pháp thử giới tính

Tại buổi chia sẻ, vấn đề về giới tính, các mối quan hệ đồng giới và quan hệ tình dục với người LGBT cũng nhận được sự quan tâm của nhiều sinh viên.

Một nam sinh viên kể hồi học cấp hai thích vài bạn nữ nhưng đến cấp ba lại có tình cảm với một bạn nam và nó kéo dài đến bây giờ.

"Bây giờ, em vẫn thích bạn nữ nhưng đang quan hệ tình dục với bạn nam. Em không biết bản thân mình là dạng gì, chỉ biết là không để ý đến giới tính của bạn, chỉ cần bên cạnh người đó, mình cảm thấy thoải mái. Liệu em có nên xác định rõ ràng, đi về một phía hay không?”, nam sinh hỏi.

Bà Vân cho biết có thể bạn nam là người song tính luyến ái và khuyến cáo bạn nên cẩn trọng. Không nên quan hệ tình dục với quá nhiều người, vì điều này có nguy cơ dẫn đến làm tổn thương bản thân và bạn tình.

“Quan hệ tình dục không phải phương pháp để thử giới tính”, thạc sĩ Vân nhắc lại nhiều lần.


Thứ bảy, 16/3/2019 18:54 (GMT+7)







 EUPHORIA  Euphoria (Thăng Hoa) khai thác mặt tối trong cuộc sống của những cô cậu thanh thiếu niên thời đại 4.0, với những vấn đề nhức nhố...

 EUPHORIA 



Euphoria (Thăng Hoa) khai thác mặt tối trong cuộc sống của những cô cậu thanh thiếu niên thời đại 4.0, với những vấn đề nhức nhối như ngh.iện ngập, mắc lừa qua mạng, lộ ả.nh n.óng,…


Nếu các bạn là fan của những series học đường như 13 Reasons Why, S.e.x Education… thì không nên bỏ qua Euphoria. Đảm nhận vai chính trong Euphoria là Zendaya (bạn gái Spider-Man trong vũ trụ Marvel). Vai diễn đặc sắc trong Euphoria đã giúp cô đoạt cúp Nữ
Chính Xuất Sắc tại lễ trao giải Emmy, trở thành người chiến thắng trẻ nhất trong lịch sử của giải thưởng này.


Trong Euphoria, chúng ta có 5 nhân vật nữ chính, bao gồm Maddy, Kat, Cassie, Rue, Jules, mỗi người có một câu chuyện riêng, một số phận riêng. Đặc biệt là mỗi chị đều make up lòe loẹt một cách quá đà có chủ đích, bộ phim đã thành công trong khi lấy được sự chú ý của mình và cả rất rất nhiều những người xem khác. Theo như mình tìm hiểu, từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất sau khi bộ phim kết thúc đó là "Euphoria makeup looks tutorials" (Hướng dẫn trang điểm như Euphoria). Cảm hứng chính của từ thế hệ Gen Z với sự sáng tạo cuồn cuộn trên Instagram mà quy luật duy nhất chính là: Đừng theo một quy luật nào hết!


Maddy và Cassie -Đôi bạn thân này theo phong cách baddie với những bộ váy sexy khoe thân hình nóng bỏng.
Maddy, một cheerleader điển hình trong các bộ phim romance học đường: xinh đẹp, kênh kiệu, nổi tiếng.Tuy vậy những mối quan hệ giữa cô và bạn trai Nate không được lành mạnh lắm.
Còn Cassie-cô gái với vẻ ngoài xinh đẹp tưởng như lạc quan yêu đời nhưng thực ra lại chịu rất nhiều tổn thương khi cuộc hôn nhân của bố mẹ đổ vỡ, người bố mà cô từng cực kỳ ngưỡng mộ rơi vào ngh.iện ng.ập và bỏ cô mà đi, Cassie yêu bất cứ thể loại con trai nào đến tán tỉnh cô mặc dù cô không thực sự yêu họ 
Jules và Rue - hai cô gái với phong cách hoàn toàn đối lập
Rue, nữ chính của bộ phim. Là một tomboy và con ngh.iện mai thúy đồng thời đối mặt với tr.ầm c.ảm, nhân vật của cô thường xuất hiển với khuôn mặt xơ xác với những quầng thâm ở mắt là kết quả của những cơn ngh.iện vật vã hay mất ngủ.
Jules là một người chuyển giới nữ (Ở ngoài đời, thì bạn đóng vai này là một người chuyển giới thật và Euphoria là bộ phim đầu tay mà bạn ý tham gia). Luôn xuất hiện với vẻ ngoài ngọt ngào hường phấn. Chị này đã nhận ra giới tính thật của bản thân từ khi còn nhỏ rồi may mà chị có người bố siêu siêu tốt đã chấp nhận con người thật và đưa chị đi chuyển giới. Chị làm gì cũng được bố ủng hộ luôn í, sau này yêu Rue bác cũng ủng hộ mà bác quý chị Rue lắm nè.


Trời ơi cuối cùng là chị Kat là đủ bộ 5 người. Ấn tượng vì chị gái này siêu mạnh mẽ, bị tung clip s*x cho cả trường mà vẫn bình tĩnh đi đ.e d.ọa ngược lại thằng tung clip rồi giải quyết êm đẹp luôn:)). Là một cô nàng với thân hình ngoại cỡ kiêm tác giả nổi tiếng viết fanfic nc-17 của Harry Styles và Louis Tomlinson trên Tumblr. Trước khi thay đổi theo phong cách punk girl kệ mẹ đời Kat là mọt sách chính hiệu và có phần tự ti. Tuy vậy cô là một cô gái tốt tính và được bạn bè yêu quý. Khi Maddy gặp khủng hoảng vì mối quan hệ toxic của mình, vừa khóc vừa lái xe thì người đầu tiên cô gọi chính là Kat đã cho thấy Kat được bạn bè tin tưởng như thế nào.

Toxic relationship kiểu :)))

















  SEX EDUCATION  Sex Education Season 1  là một bộ phim truyền hình tâm lý hài kịch của Anh được phát hành vào năm 2019. Bộ phim xoay quanh ...

 

SEX EDUCATION 


Sex Education Season 1 là một bộ phim truyền hình tâm lý hài kịch của Anh được phát hành vào năm 2019. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của Otis Milburn, một học sinh trung học đang tìm cách giải quyết các vấn đề về tình dục của bạn bè của mình.

Với sự giúp đỡ của người bạn Maeve, Otis quyết định trở thành một nhà tư vấn tình dục bí mật cho các bạn học của mình, dù rằng Otis chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Câu chuyện càng trở nên phức tạp hơn khi Maeve và Otis bắt đầu phát triển một mối quan hệ bạn bè đặc biệt.



 Bộ phim Sex Education Season 1 nổi bật với sự kết hợp của các chủ đề tâm lý và hài hước, tạo nên một phong cách độc đáo và thú vị. Các diễn viên chính bao gồm Asa Butterfield, Gillian Anderson, Ncuti Gatwa và Emma Mackey, đã thực sự làm nên thành công của bộ phim này


Sex Education Season 1 đã nhận được đánh giá tích cực từ giới phê bình và khán giả, trở thành một trong những bộ phim truyền hình thành công nhất của Netflix. Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim tâm lý hài với chủ đề tình dục đầy hứa hẹn, thì Sex Education Season 1 là sự lựa chọn hoàn hảo.
Đạo diễn: Laurie Nunn
Diễn viên: Asa Butterfield Gillian Anderson Ncuti Gatwa
Thời lượng: 8 phút
Quốc Gia: UNITED KINGDOM
Thể loại: Hài Chính Kịch
IMDB: 8.3
Năm sản xuất: 2019
Keywords: Sex education season 1,sex education vietsub
Tags: Sex Education - Season 1 engsub , phim Sex Education - Season 1 vietsub