Trang tin tổng hợp và cập nhật về lĩnh vực của Việt Nam: Xã hội, Giáo Dục, Giới Tính, Sức Khỏe, Gia Đình, Tình Yêu, Vấn Nạn...

  Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội năm 2015 "...

QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN

 

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội năm 2015


"Chuyện ấy" trước hôn nhân

"Hạnh phúc đến từ tình yêu, nhưng trục trặc trong tình dục cũng là vấn đề nghiêm trọng và có thể gây đổ vỡ cuộc sống gia đình. Nhiều người ngoại tình cũng có phần lý do vì không được thỏa mãn trong chuyện ấy. Vậy quan hệ trước hôn nhân để thử có phải tốt không?", thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân -Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM - đặt câu hỏi với các bạn sinh viên.

Bạn Nguyễn Ngọc Bảo Lâm, sinh viên năm nhất, khẳng định rằng mình sẽ thử quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nam sinh này cho hay, việc "ăn cơm trước kẻng" cũng có nhiều cái lợi.

"Hôn nhân chẳng qua chỉ là sự hợp thức hóa mối quan hệ của hai người trước pháp luật. Do đó, trước hay sau hôn nhân không có gì quan trọng, miễn là hai người đồng thuận, hòa hợp với nhau", Bảo Lâm nói.

Sinh viên tranh cãi về việc "ăn cơm trước kẻng". Ảnh: M.N.
quan he tinh duc anh 1
Sinh viên tranh cãi về việc "ăn cơm trước kẻng". Ảnh: M.N.

Mang thai có thể tiếp tục đi học không?

Tại tọa đàm, một bạn nữ giấu tên đặt câu hỏi: “Mình là sinh viên năm thứ hai, đang mang thai 4 tháng. Mình có ý định xin nhà trường bảo lưu một năm, nhưng bây giờ đã sắp kết thúc học kỳ, xin bảo lưu được không? Nếu không thì đi học, mọi người có khó chịu và kỳ thị mình không?”.

Ông Nguyễn Thành An - Phó giám đốc Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên ĐH Luật TP.HCM - nói ông đã hỗ trợ ba bạn nữ hoàn thành chương trình học sau khi sinh con. Trong đó, một trường hợp năm cuối đã kết hôn vẫn theo đuổi học tập. Chẳng những không bị kỳ thị, bạn ấy được các bạn nữ hỗ trợ vì là trường hợp đặc biệt trong lớp.  

Với trường hợp này, thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân khuyên nữ sinh nên thông báo với gia đình để họ hiểu rõ câu chuyện. Nếu gia đình có thể chia sẻ, chấp nhận, bạn sẽ đỡ vất vả hơn. Bạn bè trong lớp cũng nên tạo điều kiện cho bạn mình.

Thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân khuyên các bạn sinh viên chỉ quan hệ tình dục khi có kiến thức về sinh sản và biết tự bảo về mình. Ảnh: M.N.
quan he tinh duc anh 2
Thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân khuyên các bạn sinh viên chỉ quan hệ tình dục khi có kiến thức về sinh sản và biết tự bảo về mình. Ảnh: M.N.

Quan hệ tình dục không phải phương pháp thử giới tính

Tại buổi chia sẻ, vấn đề về giới tính, các mối quan hệ đồng giới và quan hệ tình dục với người LGBT cũng nhận được sự quan tâm của nhiều sinh viên.

Một nam sinh viên kể hồi học cấp hai thích vài bạn nữ nhưng đến cấp ba lại có tình cảm với một bạn nam và nó kéo dài đến bây giờ.

"Bây giờ, em vẫn thích bạn nữ nhưng đang quan hệ tình dục với bạn nam. Em không biết bản thân mình là dạng gì, chỉ biết là không để ý đến giới tính của bạn, chỉ cần bên cạnh người đó, mình cảm thấy thoải mái. Liệu em có nên xác định rõ ràng, đi về một phía hay không?”, nam sinh hỏi.

Bà Vân cho biết có thể bạn nam là người song tính luyến ái và khuyến cáo bạn nên cẩn trọng. Không nên quan hệ tình dục với quá nhiều người, vì điều này có nguy cơ dẫn đến làm tổn thương bản thân và bạn tình.

“Quan hệ tình dục không phải phương pháp để thử giới tính”, thạc sĩ Vân nhắc lại nhiều lần.


Thứ bảy, 16/3/2019 18:54 (GMT+7)







0 BÌNH LUẬN: